1.
“Một cho tất cả”
Một ở đây là một mục tiêu cho tất cả những kế hoạch, chiến lược trong suốt quá trình làm việc nhóm. Nếu tất cả chúng ta có mục tiêu khác nhau thì kết quả duy nhất nhận được đó chính là sự hỗn loạn! Thay vào đó, chỉ nên có một và duy nhất một mục tiêu cho cả quá trình phấn đấu. Mục tiêu mà tôi nói đến đây chắc chắn phải cụ thể và được xác định dựa trên tầm nhìn chính xác. Mỗi cá nhân đóng góp một kỹ năng của mình, tôi tin chắc thành quả sẽ tới nếu cống hiến hết mình. Bất kỳ khi nào tôi lãnh đạo một nhóm hoặc một tập thể, tôi luôn nhắc đi nhắc lại mục đích cuối cùng cho tất cả các thành viên trong nhóm. Bởi vì tôi muốn đảm bảo với bản thân rằng tất cả chúng tôi đều đi đúng hướng và không cá nhân nào đi sai hoặc sắp sửa đi sai. Vì vậy, “tầm nhìn và mục tiêu” chính là lý do đầu tiên tôi tin rằng các anh chị lãnh đạo cần chú ý đến khi bắt đầu làm việc nhóm!
2. “Chấp nhận sai lầm và điểm yếu”
Không ai trên đời này không mắc sai lầm - ngay cả tôi - người đang viết những dòng này. Khi bạn gây ra sai lầm thì chính bạn sẽ là người phải gánh chịu hậu quả- đó là hiển nhiên. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm, số người phải gánh chịu sai lầm từ bạn không còn là bản thân bạn nữa mà đó có thể là nhóm trưởng, là vài người liên quan hoặc là tất cả.
NHƯNG, Bạn thất bại khi bạn đơn độc và bạn không dám thử lại lần thứ hai nhưng tinh thần đồng đội cho phép bạn thử lại “n” lần cho đến khi nào bạn thành công. Bên cạnh đó, mỗi cá thể trong một nhóm đều tồn tại song song những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Có thể điểm mạnh của người này lại chính là điểm yếu của người khác. Việc bạn chấp nhận sai lầm và điểm yếu của bản thân và người đồng hành là cách duy nhất để cả nhóm tiến lên phía trước cùng với tập thể của mình. Và đương nhiên chúng ta có quyền cho bản thân cũng như nhóm của mình “hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ", tuy nhiên “đam mê” là tốt, nhưng đừng “dại khờ” quá lâu. Chúng ta chấp nhận sai lầm, nhưng cũng đừng dựa vào đấy mà cứ cho bản thân hay đồng đội của mình mắc lại lỗi ấy quá nhiều lần mà không có giải pháp nào. Khi đấy việc “Chấp nhận sai lầm và điểm yếu” của bản thân sẽ thật sự sai lầm.
3. “Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình - Nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau”
Đây chính là lý do tôi luôn thích làm việc nhóm!
Khi làm việc nhóm bạn không chỉ sử dụng bộ não của bạn mà bạn có thể tận dụng hết tất cả những bộ não khác trong nhóm. Việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm có thể sẽ mang lại một kết quả cực kỳ tốt. Tuy nhiên, làm việc nhóm không có nghĩa là một quy trình kín, đôi khi cần phải nhờ đến một sự tác động hoặc giúp đỡ từ một nhân tố bên ngoài. Chẳng hạn như một cố vấn chuyên môn hoặc một quản lý cấp cao.
4. “Teamwork mang lại nhiều hơn một giá trị”
Tôi khát khao cảm giác chiến thắng và đứng trên đỉnh vinh quang CÙNG với tập thể của mình. Tại sao?
Đích đến cuối cùng của tôi khi làm
việc nhóm không đơn thuần chỉ là kết quả mà tôi mong muốn lúc đầu, nó còn là
những kết quả thật đặc biệt khác đối với từng cá nhân trong nhóm. Họ khám phá
ra được họ là ai? họ làm được gì? họ có thể làm hơn những gì họ nghĩ? hay đơn giản
chỉ là họ không mắc phải sai lầm mà họ đã từng trước đây. Teamwork luôn mang
lại nhiều hơn một giá trị!
"TEAMWORK" liệu có làm nên "DREAM WORK"?
Reviewed by Nguyễn Lê Hải Đăng
on
tháng 1 08, 2019
Rating: