Sếp "Luôn Luôn Đúng"!?

THỰC TRẠNG”
13 năm kinh nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực Marketing và Đào tạo nhân sự của Tôi được huôn đúc thành những dòng chia sẻ chân thành. Mong rằng tôi và các anh chị có cùng góc nhìn với “Thực Trạng” nhân sự hiện nay.

Phần 1: Sếp “Luôn Luôn Đúng”?

Trước khi bắt lỗi nhân sự thì Tôi và các anh chị thử nhìn nhận lại xem là các nhà quản lý chúng ta thường mắc phải những lỗi gì? Khi sếp biết sai và sửa sai sẽ tác động rất lớn đến thái độ của nhân viên dưới quyền mình. Họ sẽ tự giác hơn, nghiêm túc hơn và tôn trọng sếp hơn.

Nhân vô thập toàn, sếp cũng vậy. Có những cái sai bản thân họ nhận ra nhưng có những cái sai họ vô tình mắc phải. Thường khi nói về cái sai của một ai, Tôi không nhận xét theo hướng phiến diện của bản thân mà đến từ những sự việc Tôi từng chứng kiến, đã từng đối mặt và bản thân Tôi cũng đã từng trải qua với vai trò là người quản lý doanh nghiệp. Từ đó, Tôi rút ra được Năm điều một nhà quản lý thường xuyên mắc phải, đó là:

     1. Sếp Hay Nói Cho Có
Đây là một lỗi điển hình của rất nhiều nhà quản lý. Không ít nhân viên Tôi tiếp xúc đều phản ánh rằng sếp của họ mang họ “Hứa”. Sếp hứa rất nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu, thậm chí có những lời hứa họ chỉ là hứa suông. Điều này thật sự rất nguy hiểm. Bởi vì, khi sếp thất hứa sẽ hình thành một tư tưởng “lờn mặt” trong suy nghĩ của nhân sự dưới quyền. Từ đó về sau, những lời nói của sếp đối với nhân viên sẽ mất dần sức nặng và hình thành tư duy nghe để đó với nhân sự, bản thân nhà quản lý cũng mất dần đi sự ảnh hưởng đối với tập thể và tiến độ công việc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    
     èSếp không nhất thiết phải hứa nhiều, nhưng khi đã hứa là phải làm cho bằng được. Chỉ cần yêu cầu đưa ra phù hợp và hợp lý thì chúng ta có thể hứa với nhân viên dưới quyền để tăng thêm động lực cho họ làm việc.


2         2. Sếp Quá Tập Trung Vào Công Việc và Quên Đi Sự Phát Triển Của Nhân Viên
Các quản lý của công ty StartUp hoặc các công ty SME’s thường hoặc “bắt buộc” mắc phải sai lầm này. Họ thuê nhân viên về chỉ để tập trung làm việc với mục tiêu phát triển công ty nhưng sự phát triển của nhân viên thì họ không để tâm. Đồng ý rằng chúng ta vẫn trả lương và thưởng cho họ đầy đủ tuy nhiên những yếu tố đó có thể bị thay thế bất cứ lúc nào, nó có thể đến từ đối thủ của doanh nghiệp, hoặc từ sự biến động và khát nhân sự trên thị trường, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cao hơn để có thể sỡ hữu những nhân tài đang làm việc tốt tại công ty của đối thủ (hoặc đối tác) mình. Đối với một nhân sự có định hướng rõ ràng thì môi trường làm việc không có sự phát triển sẽ khiến họ dễ dàng nản chí. Từ đó, doanh nghiệp của các anh chị tiếp tục gặp lại vòng tuần hoàn chảy máu chất xám, trực tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc.
    
  è“Rõ ràng với các công ty có quy mô nhỏ, không quá lớn thì việc tập trung vào doanh thu của doanh nghiệp luôn là việc hàng đầu. Còn việc phát triển nhân sự thì công ty của mình nhỏ nên chắc cũng không cần hoặc chưa cần, các sếp cũng không có thời gian để phải lo lắng cho từng nhân sự phát triển như thế nào. Tôi rất đồng ý với anh chị, và chính tôi cũng điều hành doanh nghiệp và tập trung vào lợi nhuận. Tuy nhiên, tôi đã phải tự đặt cho bản thân mình một câu hỏi và phải tự tìm lấy câu trả lời cho mình: “Tôi làm sếp, lo cho cái công ty này thì đã rất bận rồi, không có thời gian đâu mà phát triển nhân sự, miễn làm việc tốt công việc hiện tại của mình là được”, và câu hỏi: “Vậy khi nào thì tôi “bớt” bận để có chút thời gian mà lo đến vấn đề này, vấn đề sẽ làm tôi phải đau đầu khi nhân sự ra đi, phải tốn thời gian và tiền bạn để tuyển dụng nhân sự mới và đương nhiều nhiều vấn đề phát sinh khác kéo theo…?”
Ngoài thời gian cho công việc, để đạt được mục tiêu cũng như lợi nhuận cho công ty, các anh chị hãy lên kế hoạch dành thời gian nhất định để tập trung vào sự phát triển cho các nhân sự của mình. Anh chị hãy nhớ: “Nếu nhân sự phát triển thì doanh nghiệp cũng sẽ phát triển”.

3        3. Sếp Không Bao Giờ Nhận Mình Sai!
Tào Tháo có câu: “Biết sai sửa sai không nhận sai” – Có thể khi trở thành một nhà lãnh đạo, việc nhận lỗi trước mặt nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của một nhà quản lý trong mắt nhân sự. Tuy nhiên, nếu ta độc đoán thì cũng là điều không tốt. Không ai trên đời là đúng hoàn toàn, vì thế nếu như nhân viên nói cho anh chị biết chỗ sai thì anh chị hãy lắng nghe và khéo léo để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu cuối cùng.Đó chính là bản lĩnh của người làm lãnh đạo.

      4Thiếu Minh Bạch Trong Công Việc:
Đối với những nhân sự làm việc hiệu quả và có trách nhiệm việc họ nhận được sự ưu ái từ nhà quản lý là điều dễ hiểu. Nhưng nhà lãnh đạo thường tạo cảm giác hiểu lầm với các nhân sự khác ở chỗ anh chị đang ưu ái và thiên vị những nhân sự làm việc hiệu quả. Sự ưu ái thể hiện ở nhiều khía cạnh như mật độ công việc, quyền lợi và cả quyền hạn nữa. Tuy nhiên, anh chị không nói rõ vấn đề với những nhân sự còn lại, không có quy trình khen thưởng, kiểm điểm và thông báo rõ ràng, sẽ rất tai hại và vô tình biến các nhân sự cảm thấy bị tách biệt, thậm chí đối chọi, không hài lòng nhau mà không rõ nguyên do.
    
  èAnh chị nên có những buổi trao đổi thẳng thắn với tất cả nhân viên để hiểu nhau hơn cũng như cho nhân sự thấy được rằng anh chị là những người công tư phân minh, làm việc rõ ràng. Như vậy, uy tín của anh chị trong tập thể sẽ củng cố hơn và các nhân sự làm việc chưa tốt họ sẽ có mục tiêu và động lực để thay đổi và sửa sai.

      5Quản Lý Nhân Sự Theo Mô Hình “Anh Em Mà!
Đây là lỗi cực kỳ nguy hiểm! Tôi dành lời khuyên này đến những anh chị điều hành doanh nghiệp và đang gặp vấn đề với nhân sự của mình. Nếu anh chị đang mắc phải mô hình này thì hãy xem xét lại và thay đổi ngay! Hiển nhiên, một doanh nghiệp phải là một tập thể đoàn kết đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta nhỏ thì chúng ta phải đoàn kết với nhau như một ngôi nhà thứ hai thì mới có thể vững vàng mà tiến xa. Tuy nhiên, ngôi nhà này cần phải có tính kỷ luật, có nội quy, có quy trình làm việc rõ ràng. Các anh chị có thể cư xử chân tình với nhân viên nhưng đừng để nhân sự hiểu sai về trách nhiệm trong công việc và tiến độ công việc là điều tiên quyết. Nơi làm việc cần phải có quy định rõ ràng không nên để tình trạng nhân sự “thích cái gì thì làm”, trễ deadline hay không tôn trọng quy định chung. Ngay cả những công ty làm bên mảng sáng tạo, giải trí, họ cũng cần phải có những deadline, những quy trình chung để đảm bảo kế hoạch công việc luôn hoàn thành. Vì thế chúng ta cần phải nghiêm túc với quy định doanh nghiệp để phát triển theo đúng định hướng.
    
  è Làm sếp cần nghiêm túc với quy định của công ty. Anh chị đừng nên du di hoặc bỏ qua những chậm trễ hay sai phạm vì định nghĩa “Anh em mà”. Điều hành công ty với mô hình như vậy, nhân sự trong công ty sẽ không thể phát triển và ngay cả bản thân công ty cũng sẽ không thể phát triển được.


Hy vọng với 5 điều tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các anh chị phần nào tìm được giải pháp cho các vấn đề nhân sự mà anh chị đang gặp phải. Công việc điều hành là một công việc khó, nếu không muốn nói là rất gian nan. Chúng ta cần vững tâm và nỗ lực nhiều để có thể lèo lái doanh nghiệp của mình đạt đến những mục tiêu chiến lược của công ty. Tôi cũng rất mong muốn được lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm về nghề, về các khó khăn, thành công từ các anh chị để có thể trau dồi và học hỏi. Anh chị còn điều gì cần thảo luận, hãy bình luận hoặc email theo thông tin liên lạc của tôi trên Blog.

Thân ái,

H.D
Sếp "Luôn Luôn Đúng"!? Sếp "Luôn Luôn Đúng"!? Reviewed by Nguyễn Lê Hải Đăng on tháng 1 25, 2018 Rating: 5
Được tạo bởi Blogger.